Ngày 21/5/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 211/KH-UBND cải thiện và nâng cao Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 với mục tiêu cụ thể là phấn đấu là địa phương thuộc top 10 của Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024.
Theo đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan như sau:
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan: Rà soát các chỉ số thành phần của Chỉ số PII thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị, địa phương quản lý; chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai có hiệu quả ở cấp địa phương, đơn vị đạt mục tiêu đề ra, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Triển khai có chất lượng, đúng tiến độ các tiêu chí và chỉ tiêu thành phần theo lĩnh vực của đơn vị, địa phương được phân công theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tham mưu triển khai các giải pháp nâng cao các chỉ số thành phần: “Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản thúc đẩy phát triển và ứng dụng KHCN&ĐMST phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh (Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; đổi mới công nghệ; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; tài sản trí tuệ; phát triển thị trường công nghệ)”; “Số tổ chức KH&CN/10.000 dân”; “Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)”; “Hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức KH&CN và doanh nghiệp”; “Doanh nghiệp có hoạt động ĐMST”; “Doanh nghiệp có chứng chỉ ISO”, nhóm chỉ số “Tài sản vô hình”; “Số doanh nghiệp KH&CN và đủ điều kiện là doanh nghiệp KH&CN”; “Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”…
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu ban hành và triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tham mưu triển khai hướng dẫn các đơn vị hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nhằm nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo/tổng số doanh nghiệp mới thành lập ở địa phương. Tham mưu bố trí kinh phí chi đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ từ ngân sách địa phương.
Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu tổ chức đa đạng các cuộc thi lĩnh vực KH&CN cho học sinh THCS, THPT trong tỉnh, tuyên truyền, khuyến khách nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh THCS và THPT tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh: Tham mưu nâng cao chất lượng, hiệu quả Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng hàng năm, nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu ban hành các chính sách, chương trình phát triển cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, thu hút các dự án đầu tư góp phần tăng tỉ lệ các dự án đầu tư trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Rà soát, tham mưu chính sách phát triển dịch vụ logistics.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế khu vực nông thôn thông qua các hoạt động KH, CN&ĐMST trong hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát triển chất lượng các sản phẩm OCOP.
Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về chuyển đổi số. Tham mưu triển khai các giải pháp nâng cao các chỉ số thành phần Hạ tầng số (Chỉ số Chuyển đổi số (DIT) do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và công bố.); Cơ sở hạ tầng cơ bản (Chỉ số này do VCCI xây dựng và công bố trong Báo cáo PCI được xây dựng dựa trên kết hợp nguồn thông tin của cơ quan nhà nước và khảo sát doanh nghiệp)…