Tìm kiếm tin tức
Liên kết website

THÔNG BÁO Hướng dẫn lịch thời vụ và chỉ đạo công tác nuôi trồng thủy sản năm 2020
Ngày cập nhật 16/01/2020

Để tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2020. UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, Phòng Nông nghiệp và PTNT tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung cụ thể như sau: 1. Chỉ đạo thực hiện khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2020: - Căn cứ Công văn số 2499/SNNPTNT-CCTS ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Sở Nông nghiệp - PTNT về việc hướng dẫn thời gian nuôi trồng thủy sản năm 2020. - Qua kết quả quan trắc môi trường nước đầm phá do Chi cục Thủy sản thực hiện, quá trình theo dõi khung lịch thời vụ năm 2019, tình hình nuôi trồng thủy sản, điều kiện thời tiết khí hậu năm vừa qua và dự báo trong năm 2020. - Trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường nước đầm phá đã quan trắc qua các năm, đặc biệt hai yếu tố có vai trò quyết định đến mùa vụ nuôi trồng thuỷ sản là độ mặn và nhiệt độ. - Căn cứ điều kiện tự nhiên, tình hình thời tiết, kinh nghiệm thực tế qua các năm của các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phú Vang. UBND huyện thông báo hướng dẫn lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản cho các địa phương trên địa bàn huyện như sau: 1.1 Nuôi chuyên tôm: a. Nuôi tôm trên cát ven biển: - Thời gian thả nuôi: Từ ngày 01/03/2020 đến 30/9/2020. b. Nuôi vùng đầm phá: - Thời gian thả nuôi: Từ ngày 01/02/2020 đến 30/9/2020, riêng Vinh Hà độ mặn các vùng nuôi trên đầm phá thường chậm hơn nên thả nuôi từ 15/02/2020 đến 30/9/2020. 1.2 Nuôi xen ghép nước lợ: - Thời gian thả nuôi từ ngày 15/02/2020 đến 31/8/2020. 1.3 Nuôi cá lồng, bè (Nước ngọt, nước lợ): - Thời gian thả nuôi từ ngày 01/01/2020 đến 30/9/2020. 1.4 Nuôi chuyên cá nước ngọt, nước lợ (Ao, hồ): - Thời gian thả nuôi từ ngày 01/01/2020 đến 30/9/2020. * Vào vụ nuôi hướng dẫn ngư dân thường xuyên theo dõi nước ở các vùng nuôi nước lợ đảm bảo độ mặn từ 8‰ trở lên, thời tiết thuận lợi nắng ấm nhiệt độ trên 250C thì tiến hành thả giống nuôi để đảm bảo sinh trưởng và phát triển. 2. Công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản: Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản, tập trung thực hiện một số nội dung: 2 1.1. Quản lý con giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: - Kiểm tra, giám sát việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Kiểm tra, giám sát nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân mua bán, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. - Thực hiện quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo đúng Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2028 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Hướng dẫn ngư dân mua giống tôm được sản xuất ở các cơ sở đảm bảo chất lượng tốt nhất, sạch bệnh, tôm giống phải được kiểm tra PCR trước khi thả nuôi. 1.2. Quản lý nuôi trồng thủy sản: - Tiếp tục thực hiện Công văn 767/UBND-NN, Thông báo kết luận 571/TBUBND của UBND huyện và tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu sau: - Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tôm sú, tôm chân trắng thực hiện đăng ký theo chỉ đạo và hướng dẫn của UBND huyện. - Các cơ sở nuôi đối tượng chủ lực Tôm sú, Tôm chân trắng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản, thực hiện rà soát xây dựng Phương án để đề nghị UBND huyện giao, cho thuê, cấp giấy theo đúng quy định của pháp luật. - Các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè nước lợ, nước ngọt tiếp tục thực sắp xếp đảm bảo theo quy định và xây dựng phương án để đề nghị UBND huyện giao, cho thuê, cấp giấy theo đúng quy định của pháp luật. - Các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hết hạn sử dụng thì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để tham mưu UBND huyện gia hạn quyền sử dụng đất cho ngư dân. - Các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Ngân hàng thì UBND xã, thị trấn tập hợp danh sách, trong trường hợp còn hạn sử dụng phối hợp với ngân hàng để phô tô công chứng bản gốc; Trường hợp hết hạn sử dụng đất thì chủ động phối hợp với Ngân hàng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nghiên cứu để tham mưu UBND huyện gia hạn quyền sử dụng đất cho ngư dân, bản gốc giao lại cho Ngân hàng chỉ phô tô công chứng bản gốc để bổ sung cho hồ sơ ngư dân thực hiện đăng ký nuôi theo quy định. - Kiểm tra, giám sát việc đăng ký và cấp Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè (Bao gồm cả nuôi chắn sáo), đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (tôm sú, tôm chân trắng). - Quản lý việc thực hiện đăng ký và xác nhận kê khai ban đầu của các hộ nuôi trồng thủy sản theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. - Tăng cường kiểm tra các Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo điều kiện theo khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 và Điều 34 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trong đó chú trọng điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh phải có 3 hệ thống ao xử lý nước cấp, xử lý nước thải, khu vực xử lý bùn thải,… theo quy định (Nuôi thâm canh là nuôi trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản; nuôi bán thâm canh là nuôi trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản bao gồm: thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống). - Giám sát, kiểm tra và yêu cầu các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trong đó chú trọng sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định; lưu giữ hồ sơ về giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu liên quan đến quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc. - Các địa phương tổ chức cho các hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo Thông tư số 17/2018/TTBNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường; vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản nghiên cứu xử lý theo Điều 10, Điều 13, Điều 14, Điều 17 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

UBND HUYỆN PHÚ VANG
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.004
Truy cập hiện tại 386