Tìm kiếm tin tức
Liên kết website

Phòng trừ bệnh đạo ôn lá hại lúa vụ Đông Xuân 2019-2020
Ngày cập nhật 28/02/2020

Vụ Đông Xuân năm 2019-2020 đối với cây lúa diện tích gieo cấy 7.151,2ha, trong đó, Đông Xuân chính: 6.681 ha và Đông Xuân muộn: 470,2 ha. Lúa trà đầu đang giai đoạn đứng cái-làm đòng, lúa đại trà đang đẻ nhánh rộ. Qua điều tra theo dõi, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện và gây hại trên các giống nhiễm như Xi23, JO2, Nếp, BT7, HT1, Lộc Trời 1, ...và trên các ruộng bón thừa phân đạm, xanh đậm. Diện tích nhiễm 325ha (Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú An, Phú Gia, Phú Đa,...), tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, cấp 1-3, cục bộ nơi cao>20%  gây vàng cháy từng chòm (Xuân Thiên Thượng- Vinh Xuân, Diêm Tụ- Phú Gia, An Truyền- Phú An, Mụ Nghè- Phú Đa,...)

      - Bọ trĩ gây hại cục bộ trên các ruộng gieo muộn, khô hạn, chăm sóc kém, tỷ lệ 15-30% gây khô chóp lá.

      - Chuột tiếp tục phá hại từng chòm ở các ruộng ven mồ mả, đê đập ở tất cả các xã.

      - Các đối tượng sinh vật gây hại khác như dòi đục nõn, sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ... mật độ, tỷ lệ hại thấp.

      Với điều kiện thời tiết như hiện nay (sáng sớm có sương, độ ẩm không khí cao) rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và gây hại mạnh trên diện rộng.Nhằm chủ động ngăn ngừa phòng trừ bệnh đạo ôn hạilúa, Trung tâm DVNN hướng dẫn một số biện pháp như sau:

1. Phun phòng trừ đạo ôn lá khi phát hiện bệnh gây hại bằng một trong các loại thuốc Fuji-one 40EC, 40WP, Ninja 35EC, Beam 75WP, Filia 325SC, Fu-army 40EC, Eiffelgold 811WP, Taiyou 2SC, Isoxanil 50EC, v.v...

Sau khi phun trừ 2-3 ngày kiểm tra kết quả phun trừ nếu thấy bệnh ngừng phát triển, vết bệnh khô trắng tiến hành chăm sóc để cây lúa phục hồi, nếu vết bệnh tiếp tục phát triển tiến hành phun trừ lần 2 để khống chế nguồn bệnh.

Chú ý: Khi phun phải đúng thuốc và đảm bảo lượng nước đã pha chế 20-25 lít/sào, cần giữ nước trong ruộng không để ruộng khô. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Không được hỗn hợp với các loại phân bón lá khi phun trừ bệnh.

2. Đối với bọ trĩ, cần giữ nước trong ruộng, tăng cường bón phân kết hợp chăm sóc, làm sạch cỏ dại ven bờ.

3. Đối với chuột gây hại: sử dụng các biện pháp tổng hợp để diệt chuột như đào hang bắt, dùng các loại bẫy,…Sử dụng các loại thuốc sinh học nhưRacumin 0,75TP, Hicate 0.25WP, ... trộn các loại mồi như lúa, ốc để rãi.Việc diệt chuột phải mang tính cộng đồng, liên tục và đúng thời điểm

4. Tiếp tục điều tra, theo dõi diễn biến sâu cuốn lá nhỏ để xử lý khi mật độcao trên trà đầu đứng cái làm đòng.

Trên đây là một số biện pháp nhằm phòng trừ bệnh đạo ôn lá và các đốitượng dịch hại chính trên cây lúa. Đề nghị các địa phương tăng cường kiểm trađồng ruộng, triển khai đến các thôn và thông báo rộng rãi đến bà con xã viên phòng trừ kịp thời và đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn dịch hại trong vụ Đông Xuân.

 

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Vang.
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.004
Truy cập hiện tại 662