Tìm kiếm tin tức
Liên kết website

Đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội
Ngày cập nhật 24/07/2024
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, địa phương luôn xác định hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một công cụ quan trọng giúp địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả từ chương trình tín dụng ưu đãi góp phần giảm nghèo bền vững

Qua đó, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và 03 năm thực hiện Kết luận 06-KL/TW, tín dụng chính sách xã hội của Trung ương và các chính sách của tỉnh đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung quán triệt, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền đẩy mạnh việc gắn kết các hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cùng với NHCSXH tập trung thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; nâng cao chất lượng công tác ủy thác và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,18% so với năm 2014. Toàn tỉnh, có 87/141 xã, phường, thị trấn không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 61,7%), có 446/515 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 86,6%); có 2.237/2.331 Tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 96%).

Đến nay, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cấp tỉnh đến cấp huyện chuyển sang NHCSXH tỉnh không ngừng tăng lên, tất cả các địa phương cấp huyện đều đã trích ngân sách địa phương hàng năm chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay theo định hướng của địa phương. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn vốn ủy thác địa phương đạt 263,7 tỷ đồng, tăng 232,2 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, trong đó nguồn vốn ủy thác cấp tỉnh là 171,9 tỷ đồng, tăng 148,1 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác địa phương cấp huyện là 86,3 tỷ đồng, tăng 84,1 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW; nguồn vốn chủ đầu tư khác 5,5 tỷ đồng. Đặc biệt, trong đầu năm 2024, tỉnh đã bổ sung 40 tỷ đồng sang Chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay đối với chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay người chấp hành xong án phạt tù.

Đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Có thể thấy rằng, nguồn vốn trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn NHCSXH tự huy động được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương thể hiện rõ chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực” với phương châm “nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thời gian qua đã cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giám đốc NHCSXH chi nhánh Thừa Thiên Huế Phạm Hương Giang, cho biết thời gian qua, nguồn vốn cho vay không ngừng tăng và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Nhất là từ khi có Chỉ thị 40, nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với trước kia. Nhờ vậy, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Thời gian tới, cần xác định rõ về vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần các nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đây là hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa, góp phần cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn các quan điểm, chủ trương, chính sách lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển đất nước và từng địa phương, càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi các cấp ủy từ Trung ương đến địa phương, qua đó làm rõ những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, đề xuất những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của NHCSXH trong giai đoạn mới.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội. Xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa

 

Tinhuytthue.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.004
Truy cập hiện tại 544